Khi xây dựng và thiết kế nội thất thì không phải công trình nào cũng hoàn hảo, đối với trần nhà cũng như vậy, nhất là đối với trần chìm thạch cao. Trong quá trình thi công có thể gặp phải một số lỗi làm ảnh hưởng đến công năng và tính thẩm mỹ của ngôi nhà. Dưới đây là cách xử lý và khắc phục một số lỗi thi công để có hệ trần nhà thạch cao đẹp.
Trần thạch cao bị đứt tại các vị trí nối
Dấu hiệu và nguyên nhân
Dấu hiệu trần thạch cao bị nứt là hiện tượng bị nứt ở các vị trí mối nối gần vị trí tiếp giáp của trần thạch cao và tường. Nguyên nhân là do trong quá trình sử dụng, sự thay đổi độ ẩm theo mùa, nhiệt độ lên xuống và đặc trưng của khí hậu Việt Nam khiến cho các mối nối ở trần bị nứt.
Cách khắc phục lỗi nứt trần thạch cao
Để khắc phục tình trạng này, trong khi thi công cần chú ý sử dụng đúng loại vật liệu được thiết kế riêng để che phủ mối nối tấm thạch cao. Các loại vật liệu bao gồm: Băng giấy và bột xử lý mối nối chuyên dụng. Ngoài ra, với các ngôi nhà dùng mái tôn trong thi công trần thạch cao thì cần lưu ý và bố trí để ty treo trần thạch cao không liên kết gần với các xà gồ mái tôn bởi tác động của nhiệt độ và gió có thể làm cho trần bị rung động.
Trần thạch cao có mối nối bị gợn sóng
Sau khi công trình hoàn thiện thì các mối nối sẽ bị gợn sóng, trần thạch cao bị cộm các mối nối lên khoảng 2-3mm và khó phát hiện bằng mắt thường. Tuy nhiên sau một thời gian sử dụng, nhất là ở các vị trí cửa ra vào thì các vết bị cộm lên rất rõ.
Để khắc phục lỗi gợn sóng trần thạch cao thì bạn chỉ cần trét một lớp mỏng bột xử lý mối nối lên giữa 2 mối nối và rộng khoảng 60mm. Tiếp tục dán băng giấy lên trên các lớp bột vừa trét. Dùng bay ép và miết nhẹ từ từ để lớp bột ở băng giấy tràn đều ra.
Các đầu vít có thể xử lý bằng bột xử lý chuyên dụng. Phủ thêm 1 lớp bột nữa lên băng giấy một lớp rộng khoảng 60mm để che được bề mặt băng giấy là được.
Sập trần thạch cao
Đây là sự cố rất nguy hiểm ít xảy ra nhưng nếu vật liệu kém chất lượng thì cũng có nguy cơ. Ngoài ra, dưới tác động của thời gian, thay đổi đột ngột của thời tiết hay các loại thiên tai dẫn đến hiện tường trần sập. Trong thi công, các mối nối giữa khung xương và ty treo khoong đảm bảo dẫn đến không tạo được độ bám và không chịu được sức nặng của hệ trần thạch cao.
Khi thi công cần phải xử lý mối nối một cách kĩ lưỡng để sao cho tạo được độ che phủ mối nối một cách tốt nhất. Trong khi thi công nên tránh sự tiếp xúc giữa các ty treo với xà gồ mái tôn nhằm giảm áp lực trần có thể sẽ bị rung dưới tác động của gió và nhiệt độ thay đổi trần sẽ dễ bị nứt.
Trên đây là một số lỗi thường gặp với trần thạch cao và cách xử lý tương ứng. Khi thi công trần thạch cao thì bạn cần lưu ý đến khung xương, một thành phần quan trọng giúp định hình toàn bộ hệ trần, tăng cường tính chịu lực và độ bền cho công trình. Khung xương D-Steel với khả năng tùy biến, linh hoạt trong việc cung cấp sản phẩm mở rộng phù hợp theo yêu cầu từng công trình.
Với đội ngũ nhân sự chuyên nghiệp, dây chuyền máy móc hiện đại áp dụng hệ thống quản lý tiên tiến và hệ thống phân phối hợp lý, D-Steel cam kết sẽ mang đến giải pháp toàn diện về khung xương trần – vách đến với Quý khách hàng và doanh nghiệp.
Quý khách hàng cần được tư vấn thêm vui lòng liên hệ với tổng đài chăm sóc khách hàng – 0833.693.012 của chúng tôi.