Việc sử dụng trần thạch cao để ốp trần đang được nhiều gia đình bởi nhiều ưu điểm vượt trội. Tuy nhiên, có nên làm trần thạch cao cho phòng ngủ không vẫn đang còn là băn khoăn của rất nhiều người. Cùng tham khảo qua những thông tin dưới đây để có được câu trả lời cho riêng mình.
Việc sử dụng tấm trần thạch cao cho các không gian gia đình đang rất được ưa chuộng bởi nhiều ưu điểm vượt trội. Phòng ngủ có đặc trưng là không gian riêng tư của cả gia đình và lối thiết kế thường đơn giản. Vậy có nên làm trần thạch cao cho phòng ngủ hay không? Bài viết này sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc này
Thành phần cấu tạo của trần thạch cao
Trước hết, bạn nên hiểu về thành phần của trần thạch cao trước khi trả lời câu hỏi trên. Trần thạch cao có cấu tạo từ tấm thạch cao và cố định bằng hệ xương vững chắc liên kết vào kết cấu chính của tầng trên. Cấu tạo của trần bao gồm các vật liệu:
- Khung xương thạch cao: Chức năng làm khung trụ, chỗ bám để treo các mảng thạch cao. Đồng thời, còn giúp gia cố, tăng khả năng chịu lực và kéo dài tuổi thọ cho công trình.
- Tấm trần thạch cao: Tạo mặt phẳng, trang trí cho trần, tấm sẽ được liên kết với khung xương thạch cao thông qua vít chuyên dụng.
- Lớp sơn bả: Chức năng tạo độ nhẵn mịn, đều màu cho trần.
Các dạng trần thạch cao phổ biến hiện nay
- Trần chìm trang trí: Thiết kế chìm với mặt trần nhà, trang trí nhiều ô và lắp thêm phụ kiện và hệ thống đèn điện khác.
- Trần thạch cao nổi: Được ứng dụng nhiều trong thi công văn phòng, nhất là các tòa nhà lớn. Loại trần này thi công đơn giản và được ưa chuộng sử dụng phổ biến nhất.
Có nên sử dụng trần thạch cao cho phòng ngủ không?
Thông qua các ưu, nhược điểm dưới đây bạn có thể tìm ra câu trả lời cho mình.
Ưu điểm |
Nhược điểm |
Tạo không gian hiện đại và tính thẩm mỹ cao
Trần thạch cao đa dạng mẫu mã và phong cách nội thất Dễ cắt, ghép, uốn cong… hoặc kết hợp với đèn trang trí Dễ dàng tạo hoa văn theo ý thích Không bị ẩm mốc Che được các khuyết điểm của công trình như thiết bị đường điện, điều hòa, kết cấu dầm bê tông. Thi công đơn giản, trọng lượng nhẹ. Có khả năng cách âm, cách nhiệt tương đối. |
Khó sửa từng tấm nến bị ố màu hoặc bị hỏng.
Khi sử dụng lâu ngày thì trần thạch cao có thể xuất hiện các vết nứt trên trần nhà. Ít loại có khả năng chống thấm. |
Xem thêm bài viết: Thế nào là trần thạch cao? Các loại trần nhà thạch cao
Những yếu tố cần lưu ý khi làm trần thạch cao cho phòng ngủ
Nếu bạn đã quyết định lựa chọn trần thạch cao cho phòng ngủ thì cần lưu ý các vấn đề sau:
Thiết kế trần phù hợp với phong cách phòng ngủ
Nên lựa chọn các mẫu thiết kế có kích thước và phong cách phù hợp theo tổng thể phòng ngủ. Chẳng hạn, nếu phòng ngủ hiện đại với nội thất đơng giản, hãy lựa chọn mẫu trần thạch cao nhẹ nhàng, màu sắc hài hòa. Họa tiết quá cầu kỳ thì sẽ tạo ra một tổng thể không ăn nhập gì với căn phòng.
Vật liệu chất lượng
Chủ nhà nên cân nhắc và lựa chọn sản phẩm tấm thạch cao, khung xương trần và phụ kiện đi kèm chất lượng đồng bộ, chính hãng để giúp công trình an toàn và bền đẹp khi sử dụng. Đồng thời, kiểm tra kỹ càng các tiêu chuẩn về tính năng chịu lực, kết cấu, tính cách âm, chống cháy…. của sản phẩm.
Màu sắc trần thạch cao
Màu sắc là yếu tố quan trọng khi lựa chọn trần thạch cao, cho thấy sự hòa hợp với nội thất của ngôi nhà. Lựa chọn các gam màu tươi sáng, nhẹ nhàng như vàng nhạt, xanh lam nhạt, hồng nhạt, trắng sữa…. giúp mang lại cảm giác thoáng đãng, rộng rãi và ấm cúng hơn cho phòng ngủ của bạn.
Kỹ thuật làm trần nhà thạch cao
Việc thi công kỹ thuật theo đúng tiêu chuẩn, hướng dẫn của nhà sản xuất là vô cùng quan trọng khi làm trần thạch cao. Các yêu cầu kỹ thuật cụ thể bao gồm: Khẩu độ khung xương, cao độ khung xương, chi tiết lắp ghép tấm chính xác, yêu cầu lắp đặt, bắt ví cho tấm thạch cao….theo đúng khuyến cáo của nhà sản xuất.
Trên đây là các thông tin để trả lời câu hỏi có nên làm trần thạch cao cho phòng ngủ hay không? Bạn hãy tham khảo để đưa ra lựa chọn cũng như tính toán chi phí khi thi công dạng thiết kế này.