Vách ngăn thạch cao rất được ưa chuộng hiện nay bởi khả năng cách âm, cách nhiệt vượt trội không thua kém các vật liệu khác. Vật liệu này được sử dụng tại rất nhiều các căn hộ, nhà phố, văn phòng hiện đại. Dưới đây, D-Steel sẽ hướng dẫn chi tiết các bước thi công vách ngăn thạch cao đúng chuẩn và an toàn cho công trình.
Những lưu ý khi thi công vách ngăn thạch cao
Thiết kế vách ngăn phù hợp với tổng thể ngôi nhà
Trần và vách có ảnh hưởng rất nhiều đến tính thẩm mỹ của ngôi nhà, do đó nên lựa chọn vách ngăn có màu sắc hài hòa, hoa văn phù hợp với tổng thể và nội thất căn phòng.
Trước khi bắt tay vào xây dựng, bạn nên tính toán cho phần vách và nội thất trước. Tường thạch cao khối lượng nhẹ giúp giảm áp lực cho phần móng và giảm được chi phí gia cố nền đáng kể.
Lựa chọn vật liệu chất lượng
Vách ngăn có tác dụng che chắn, bảo vệ cho không gian đồng thời còn có thể giúp cách âm, cách nhiệt, chống cháy lan. Do đó, lựa chọn các vật liệu chất lượng sẽ giúp công trình của bạn bền đẹp theo thời gian. Các vật liệu kém chất lượng thường có hiện tượng nứt, vỡ hoặc thậm chí đổ sập sau một thời gian sử dụng.
Bạn nên tìm kiếm các nhà cung cấp uy tín với chế độ bảo hành rõ ràng khi mua tấm thạch cao, khung xương hay phụ kiện cho công trình.
D-Steel là đơn vị cung cấp khung xương vách ngăn chất lượng cao. Sản phẩm khung xương D-Steel đạt tiêu chuẩn KS D 3609 do Viện Công nghệ & Tiêu chuẩn Hàn Quốc cấp. Đây là tiêu chuẩn cao nhất được cấp cho sản phẩm thép thỏa mãn các tiêu chí đặt ra.
Tìm kiếm thợ thi công chuyên nghiệp
Mặc dù vách ngăn thạch cao thi công không quá phức tạp nhưng cũng đòi hỏi sự cẩn thận, đúng quy trình giúp cho công trình bền đẹp, không có sai sót.
Nhiều đội thợ xây dựng do muốn tiết kiệm thời gian hoặc đào tạo chưa bài bản nên thi công cẩu thả, không đảm bảo độ bền cho công trình. Chính vì vậy, việc lựa chọn đội thợ thi công chuyên nghiệp, nhiều kinh nghiệm cũng là một yếu tố rất quan trọng.
Hướng dẫn thi công vách ngăn thạch cao
Vật liệu cần chuẩn bị
- Thanh đứng: Tác dụng chịu lực đỡ toàn bộ hệ vách ngăn
- Thang ngang U-Track: Định vị các thanh chính và sẽ được liên kết với thanh đứng bằng Rive
- Tấm thạch cao: Là bề mặt của vách ngăn, người ta sẽ liên kết tấm thạch cao với thanh đứng và thanh ngang U-Track bằng ốc vít hay Ri-vê.
Quy trình thi công vách ngăn thạch cao
Bước 1: Đo đạc và đánh dấu các vị trí sẽ thi công vách ngăn thạch cao ở trên trần và dưới sàn.
Bước 2: Đặt thanh ngang U-Track vào vị trí, bắt bằng đinh vít thép loại 6mm và cách 60cm, sử dụng kìm hay búa để đóng đinh vít thật chặt.
Bước 3: Tại các chỗ mở cửa sổ hay cửa đi thì cắt thanh ngang U-Track dài thêm 30cm để làm đầu chờ nối cùng thanh đứng làm thành khung cửa. Sử dụng vít nở loại 6mm và bắt thêm ở đoạn cuối thanh ngang bằng đinh vít 4mm và cách nhau 15cm.
Bước 4: Cắt thanh ghép chữ C căn cứ theo chiều cao của vách ngăn, đặt thẳng đứng vuông góc với thanh chữ U, mỗi thanh cách nhau 600mm. Sử dụng đinh vít thép hoặc Rivet để bắt chặt các điểm nổi thanh ngang chữ U và chữ C. Nếu vách ngăn cao hơn 2.4m thì cần lắp thêm thanh ngang U làm xương đỡ cho các tấm thạch cao tiếp theo.
Bước 5: Ghép tấm thạch cao lên khung vừa dựng theo phương thẳng đứng. Nâng mặt dưới của tấm vách cách mặt sàn 10mm và bắt chặt khung và tấm thạch cao bằng đinh vít 25mm.
Lưu ý khoảng cách giữa các đinh vít bắn không vượt quá 300mm, đầu đinh vít ăn sâu vào khoảng 1-2mm và không được để xuyên qua tấm thạch cao.
Bước 6: Trét các khép ghép nối và đầu đinh vít trước khi tiến hành lăn sơn. Sau khi trét xong, đợi khô rồi tiến hành sơn bả bề mặt.
Sơn bả bề mặt khô thì tiến hành sơn trang trí bề mặt vách thạch cao để hoàn thiện.
Trên đây là những lưu ý khi thi công vách ngăn thạch cao và quy trình thực hiện. Hy vọng bài viết này sẽ giúp bạn có cái nhìn chi tiết hơn về việc thi công cũng như lựa chọn được nhà cung cấp vật liệu uy tín cho công trình của mình luôn bền đẹp theo thời gian.
Xem thêm bài viết: Lưu ý quan trọng khi làm trần và vách ngăn thạch cao