Bạn đang có muốn thi công xây dựng trần thạch cao nổi cho công trình của mình do vậy bạn muốn có một cách tính vật tư khung trần nổi chi tiết và chính xác nhất để có sự chuẩn bị chu đáo nhất.
Vậy thì hãy theo dõi ngay bài viết dưới đây của D-Steel để tìm kiếm câu trả lời phù hợp cho mình nhé.
Những vật tư cần tính toán khi thi công trần thạch cao nói chung
Cho dù bạn lựa chọn thi công trần thạch cao nổi hoặc trần thạch cao chìm thì chúng ta không thể thiếu sự góp mặt của 2 bộ phận chính là: Tấm thạch cao và khung xương trần thạch cao.
Tùy theo kết cấu của trần là trần thả hay trần nổi thì khung xương trần thạch cao cũng được chia thành 2 loại tương ứng. Do đó cách tính vật tư khung trần nổi hay trần thả sẽ có những sự khác biệt nhất định. Và để tính toán khung trần thạch cao chuẩn xác nhất thì chúng ta sẽ tính toán những loại vật tư đi kèm như:
- Thanh xương chính
- Thanh xương phụ
- Thanh viền tường
- Thanh ty dây
- Phụ kiện khác: tắc ke, khóa liên kết, kẹp bướm, đinh thép, vít đen, băng keo, pát 2 lỗ, con tán…
Có nên tính toán vật tư trần thạch cao theo mét vuông hay không?
Tính theo m2 chính là cách tính chuẩn xác nhất mà mọi công trình dù lớn hay nhỏ đều nên áp dụng. Và cách tính này thật ra cũng khá thông dụng và phổ biến bởi sự đơn giản của mình bởi chúng ta chỉ cần đo đạc những nơi có sự xuất hiện của tấm thạch cao và khung xương là xong.
Cụ thể nếu như trần nhà bạn dạng phẳng thì việc tính toán sẽ theo diện tích sàn. Còn nếu như trần nhà bạn được thi công theo kiểu dáng giật cấp thì quá trình tính toán sẽ hơi phức tạp một chút xíu khi bạn phải đo mọi vị trí có mặt dựng được thiết kế hai lớp hoặc ba lớp tùy công trình.
Định mức vật tư trần thạch cao
D-Steel sẽ chia sẻ với các bạn định mức vật tư cho cả 2 loại trần để việc tính toán được dễ dàng hơn. Cụ thể:
Định mức tính vật tư thạch cao trần nổi bao gồm: thanh chính, thanh phụ, thanh viền tường, khóa link cùng các loại phụ kiện như ty treo, tender, tacke thép.
Định mức vật tư cho trần thạch cao thả bao gồm: thanh chính, thanh phụ, thanh viền tường, khóa link cùng các loại phụ kiện như tender, tacke thép, ty treo, vít, pát 2 lỗ cùng băng keo lưới.
Bóc tách khối lượng trần thạch cao
Nếu là trần thạch cao nổi thì việc tính toán khối lượng sẽ dựa theo khối lượng của khung xương cùng các tấm thạch cao. Còn nếu trần thạch cao chìm thì như nội dung trên, chúng ta chia thành 2 loại là trần phẳng và trần giật cấp để tính toán.
Thông thường trần thạch cao phẳng sẽ sử dụng khối lượng ít hơn khoảng 30% so với loại trần giật cấp thông thường bởi nếu làm trần giật cấp chúng ta sẽ còn phải tính toán cả khe, mặt dựng, phần gờ….
Quy trình nghiệm thu thi công trần thạch cao
Sau khi có những cách tính khung xương trần thả, trần nổi thì chúng ta sẽ bắt tay vào thi công công trình. Và sau khi thi công xong thì việc cần thiết là phải nghiệm thu xem công trình có được độ chính xác và chất lượng có đảm bảo không. Như vậy mới tránh được các sự cố đáng tiếc có thể xảy ra làm ảnh hưởng tới sức khỏe và tính mạng của người sử dụng.
Việc nghiệm thu sẽ trải qua các bước như sau:
Bước 1: Kiểm tra chủng loại vật tư cũng như quy cách thực hiện.
Bước 2: Kiểm tra, xem xét cẩn thận phần ty trần bao gồm phần ty treo, tăng đơ. Đặc biệt chú ý đảm bảo khoảng cách các dây treo và liên kết của ty treo hợp lý nhất. Kiểm tra khoảng cách của khung xương trần và kiểm tra độ phẳng, thẳng cũng như sự ổn định của trần.
Bước 3: Kiểm tra kiểm tra liên kết giữa khung trần và tấm trần, mối nối giữa các tấm trần.
Sau khi các kiểm tra các yếu tố trên đều đạt yêu cầu thì chúng ta bắt đầu đưa trần thạch cao vào khai thác, sử dụng.
Trên đây là cách tính vật tư khung trần nổi, trần chìm mà D-Steel muốn giới thiệu đến các bạn. Tuy nhiên tính toán này còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khác nhau mà chỉ cần 1 yếu tố không chính xác thôi thì sẽ dẫn tới tình trạng phí vật tư, thi công không hiệu quả. Chúc bạn lựa chọn được phương pháp chính xác nhất cho công trình của mình.