Nhà mái tôn là nhà ở mặt đất có phần mái được lợp bằng tôn lợp khá được ưa chuộng tại nước ta. Với các gia đình sử dụng mái tôn thì thường băn khoăn có nên làm trần thạch cao cho nhà mái tôn không? Trong bài viết này, D-Steel sẽ cùng tìm hiểu về trần thạch cao dưới mái tôn và một vài lưu ý khi thi công loại trần này.
Nhà mái tôn nên dùng loại trần nào?
Mái tôn là vật liệu dùng nhiều trong các loại nhà 1 tầng, nhà ống hay nhà cấp 4. Vật liệu làm mái tôn chủ yếu là từ nhôm, thép hoặc các kim loại tổng hợp nên có ưu điểm lớn là độ bền cao, chịu được thời tiết khắc nghiệt, thi công dễ dàng, tiết kiệm chi phí với tuổi thọ lên đến 20 – 40 năm. Đồng thời, vật liệu này cũng được phát triển với nhiều kiểu dáng, mẫu mã và màu sắc hấp dẫn để tăng tính thẩm mỹ cho ngôi nhà.
Mặc dù có nhiều ưu điểm nhưng mái tôn thường khá nóng vào mùa hè. Do đó, nhiều gia đình đã lựa chọn giải pháp chống nóng cho trần nhà. Phổ biến là trần thạch cao, trần nhôm, trần nhựa, trần gỗ… trong đó trần thạch cao được lựa chọn nhiều hơn cả.
Sở dĩ trần thạch cao được sử dụng nhiều dưới mái tôn bởi loại trần này có thể khắc phục được nhược điểm của mái tôn là nóng vào mùa hè. Ngoài ra, trần thạch cao cũng có khả năng cách âm tốt, giảm thiểu các tiếng ồn bên ngoài mà mái tôn không làm được. Trần thạch cao cũng giúp tiết kiệm chi phí đáng kể, thi công đơn giản với nhiều mẫu mã khác nhau.
Nên làm trần thạch cao chìm hay thả dưới mái tôn
Trần thạch cao bao gồm 2 loại là trần chìm và trần thả đều có thể được ứng dụng với nhà mái tôn. Mỗi loại đều sở hữu các ưu điểm riêng, trần thả thường có chi phí thi công thấp hơn, dễ lắp đặt và sửa chữa. Trần chìm có nhiều mẫu mã, tính thẩm mỹ cao hơn giúp căn phòng thêm ấn tượng.
Bạn có thể tùy vào điều kiện kinh tế, nhu cầu về thẩm mỹ, yêu cầu thi công, lắp đặt để lựa chọn loại trần phù hợp.
Đọc thêm bài viết:
- Tìm hiểu trần thạch cao thả, cấu tạo và ưu nhược điểm
- Thế nào là trần thạch cao chìm? Cấu tạo và đặc điểm của loại trần này
Những điều cần lưu ý khi thi công trần thạch cao dưới mái tôn
Đầu tiên, kiểm tra mái tôn trước khi lựa chọn và thi công trần thạch cao để đảm bảo không bị hở, bị dột hay có chuột. Mái tôn bị hở thì dễ bị ngấm nước mưa xuống trần thạch cao, làm ảnh hưởng đến chất lượng và kém an toàn. Hoặc nếu không kiểm tra kỹ thì lũ chuột có thể cào xé tấm thạch cao, làm hỏng trần và gây những tiếng động khó chịu.
Thứ hai, lựa chọn khung xương trần thạch cao chất lượng và thi cống cẩn thận để hạn chế những rung lắc do mái tôn gây ra, nhất là vào các thời điểm mưa bão. Với trần thạch cao dưới mái tôn thì khung sắt của mái cũng cần phải đảm bảo chịu lực tốt và chắc chắn. Khung sắt nếu chưa đủ khỏe thì có thể thiết kế các thanh xà nối từ tường bên này qua bên kia và cố định hệ thống khung xương thạch cao vào các thanh xà.
Thứ ba, không lắp đặt trần thạch cao dưới mái tôn bởi khi sử dụng sẽ rất ồn và nóng. Khoảng trống vừa phải giữa mái tôn và trần sẽ giống như một lớp cách nhiệt để chống nóng rất hiệu quả vào mùa hè.
Ngoài ra, với những ngôi nhà mái thấp thì khi thi công trần nên nghiêng theo hình mái tôn và có thể trang trí thêm để tăng tính thẩm mỹ cho công trình.
Trên đây là một vài lưu ý khi thiết kế trần thạch cao cho mái tôn. D-Steel tự hào là một trong những nhà cung cấp giải pháp toàn diện và sản phẩm đa dạng cho mọi nhu cầu về khung trần chìm, khung trần thả, hệ khung SMC, khung vách. Các giải pháp vật liệu của D-Steel đáp ứng các tiêu chuẩn nguyên liệu đầu vào khắt khe, chịu được tải trọng vượt trội, chống cong võng.
Mọi thông tin thắc mắc, quý khách hàng có thể gửi tin nhắn qua fanpage của chúng tôi Khung xương D-Steel Hàn Quốc hoặc liên hệ trực tiếp qua hotine 0833.693.012. Các chuyên gia của D-Steel rất sẵn sàng tư vấn và giải đáp thắc mắc của khách hàng.