Trong vài năm trở lại đây, trần thạch cao ngày càng được ưa chuộng sử dụng cho các công trình nhà ở, khách sạn, trung tâm thương mại với nhiều ưu điểm nổi bật. Muốn trần thạch cao bền đẹp, an toàn khi sử dụng thì việc thi công trần thạch cao cần đảm bảo kỹ thuật.
Trong bài viết này, D-Steel sẽ gửi đến các thông tin về trần thạch cao thả và quy trinh thi công từ A đến Z cho loại trần này.
Tổng quan về trần thạch cao thả
Thế nào là trần thạch cao thả?
Trần thả hay còn gọi là trần thạch cao nổi được thiết kế với khung xương lộ ra ngoài. Nhờ đặc điểm này mà trần thả giúp che được các nhược điểm khi thi công đường dây điện, điều hòa…. giúp không gian thêm tính thẩm mỹ. Các tấm thạch cao sẽ được thả xuống trên khung mà không cần bắn vít.
Trần thả có phần mặt phẳng đồng nhất với các ô vuông 60×90 (mm). Nhờ kiểu dáng này mà giúp không gian có cảm giác được chia nhỏ và phù hợp hơn cả với sảnh chung cư, hội đường và khu văn phòng.
Ưu nhược điểm của trần thả
Ưu điểm
- Thi công dễ dàng, nhanh chóng và không đòi hỏi chuyên môn cao.
- Trần thả thạch cao giúp che đi được các đường kỹ thuật điện nước, đảm bảo tính thẩm mỹ cho ngôi nhà.
- Sửa chữa dễ dàng các tấm thạch cao bằng cách thay mới khung xương hay tấm thạch cao.
- Khả năng chống nóng, cách âm và thân thiện với môi trường, an toàn cho sức khỏe.
- Trần thạch cao thả không bị cong võng, biến dạng khi thay đổi thời tiết.
- Chi phí tối ưu hơn so với các loại trần nhà khác.
Nhược điểm trần thả thạch cao
- Trần thả với cấu tạo từ các mẫu tấm có kích thước nhỏ nên phù hợp hơn với các không gian thiết kế rộng như văn phòng, trung tâm thương mại, trường học, bệnh viện…
- Vẻ đẹp của trần thả thường đơn giản nên sẽ không phù hợp với những người yêu thích hoa văn tinh xảo.
Xem thêm tại bài viết: Tìm hiểu trần thạch cao thả, cấu tạo và ưu nhược điểm
Thi công trần thả cần chuẩn bị những gì?
Cấu tạo chính của trần thạch cao thả bao gồm tấm thạch cao và khung xương trần thả. Tấm thạch cao có nhiều loại khác nhau phụ thuộc vào yêu cầu về địa chỉ, kinh phí, quy mô của công trình… Hoặc các yêu cầu về khả năng chống ẩm, chống cháy, cách âm, cách nhiệt… phù hợp cho các không gian khác nhau.
Phần khung xương trần thả có thể nhìn thấy là thanh xương phụ và thanh V viền tường, phần được che đi là các thanh chính. Để khung xương, tấm thạch cao được liên kết với nhau thì cần các phụ kiện như ty ren, đinh vít, dây thép, tăng đơ, nở sắt…
Cuối cùng, để có thể thi công được trần thạch cao thả thì cần thêm các thiết bị hỗ trợ bao gồm dàn giáo, máy khoan, máy xẻ, máy cân bằng laser…
Quy trình thi công trần thạch cao thả
Bước 1: Khảo sát mặt bằng
- Đo đạc khu vực thi công và tính toán khối lượng vật tư cần sử dụng.
- Chốt thiết kế, khối lượng vật tư với chủ đầu tư để phân bổ công việc, nhân công sao cho khoa học và hợp lý.
- Khảo sát và tính toán ảnh hưởng của môi trường xung quanh tới trần nhà (xử lý mái chống dột, chống thấm nếu có)
Bước 2: Thi công
- Sử dụng thước dây và máy cân bằng laser để xác định cao độ trần, đánh dấu các điểm trên tường – cột – vách và tiến hành đóng thanh V viền tường.
- Khoan trần bắt ty ren hoặc sử dụng dây thép để treo khung xương chính. Các thanh xương chính chạy song song và cách nhau 120cm (khoảng cách này phải được lấy chính xác để liên kết các thanh xương phụ phù hợp).
- Liên kết các thanh xương phụ với thanh xương chính, chia bề mặt trần làm các ô khổ 60 x 60 cm hoặc khổ 60 x 120 cm tùy thuộc theo loại tấm thạch cao sử dụng.
- Căn chỉnh hệ khung xương hoàn chỉnh, đồng nhất và thả tấm thạch cao.
- Xác định và khoét tấm thạch cao tại các vị trí cần lắp đèn trần, điều hòa….
Bước 3: Khảo sát và nghiệm thu công trình
- Đo đạc và kiểm tra lại cao độ trần ở nhiều vị trí khác nhau để đảm bảo kết quả đồng nhất.
- Thu dọn vật tư và bàn giao mặt bằng.
Hy vọng rằng, các thông tin trên đây đã giúp bạn hiểu hơn về trần thạch cao thả và quy trình thi công loại trần này. Việc thi công trần thạch cao thả nhanh chóng nhưng cũng đòi hỏi sự tỉ mỉ và chính xác cao để đảm bảo công trình an toàn, bền đẹp khi sử dụng.